Bạn đã biết luật ngầm khi thi công tấm lấy sáng chưa? Bài viết dưới đây DTA DOOR sẽ mách bạn những luật ngầm cần nắm được khi thi công tấm lợp. Chắc chắn những chia sẻ trong bài viết này sẽ không làm lãng phí thời gian vô ích của bạn!
6 luật ngầm cần biết khi thi công tấm lợp lấy sáng
Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra 6 điều cần biết khi thi công tấm lợp sáng, đừng vội bỏ qua bạn nhé:
Kiểm tra, lựa chọn và xử lý mái
Điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp với công trình. Cụ thể như chọn tấm lợp lấy sáng rỗng ruột, đặc ruột hay dạng sóng…. Bên cạnh đó, bạn cần phải chọn tấm có lớp bảo vệ UV, đạt tiêu chuẩn về chất lượng và độ dày phù hợp với công trình.
Đồng thời, sản phẩm chịu được tải trọng, chịu lực và cả tác động của điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra độ nghiêng của mái phải đạt yêu cầu 90mm/m. Nhằm giúp nước mưa thoát nhanh chóng và tốt hơn. Hơn thế nữa, có thể dễ dàng vệ sinh mái bằng nước mưa.
Khi thi công tấm lợp lấy sáng cần kiểm tra chất lượng tấm
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại tấm lợp sáng khác nhau về chất lượng, thành phần và cả giá thành. Nhưng giá thành cũng chênh lệch không đáng kể. Bên cạnh những loại tấm lợp sáng trong suốt tuổi thọ trên 20 năm còn có một số loại chưa đạt chuẩn về chất lượng.
Nếu như bạn sử dụng sản phẩm này ngoài trời không nên chọn lớp chống tia cực tím mỏng. Thay vào đó là lựa hàng đạt tiêu chuẩn để lớp chống tia cực tím này dày dặn hơn nhằm bảo vệ sản phẩm bền lâu. Chưa hết, hàng kém chất lượng sẽ khiến cho nước đọng trên mái và không chảy được ra ngoài.
Chú ý kỹ thuật khi thi công
Một trong những yếu tố quan trọng đó chính là kỹ thuật thi công. Bạn nên chú ý tới khoảng cách, quá trình lắp đặt và lựa chọn tấm sao cho phù hợp để giúp công trình có tính thẩm mỹ và bền vững.
Nên chọn tấm lợp trong suốt
Thực chất, khách hàng nên lựa những tấm lợp Poly có một lớp chống tia UV cực cao theo đúng với tiêu chuẩn để chống chịu được thời tiết. Với độ dày trung bình từ 1,0mm hoặc 1,2mm hay 1,5mm nhằm phù hợp cấu trúc khung xương của mái. Đồng thời, sản phẩm có thể chịu sức gió thổi và chịu lực của mái.
Khi thiết kế chú ý khoảng cách đà ngang và dọc
Khi thiết kế tấm lợp sáng bạn nên tính độ chịu tải của sản phẩm theo yêu cầu và độ dày chịu tải của công trình. Cụ thể như gối chồng giữa hai tấm là 200mm và khoảng cách giữa 2 xà gỗ dưới 900mm. Điều này sẽ giúp cho khoảng cách đà ngang và dọc không bị khít nhau quá.
Chú ý trong quá trình lắp đặt
– Trong quá trình lắp đặt, bạn nên chú ý không nên bước trực tiếp lên trên tấm lợp. Bởi vì nó sẽ khiến cho bề mặt lớp UV và tấm bị xước do đó, tuổi thọ của sản phẩm bị giảm.
– Chưa hết, bạn cũng nên chú ý không được sử dụng keo Silicon để nối giữa hai tấm. Điều này sẽ làm giảm giãn nhiệt của sản phẩm. Thậm chí còn gây nên hiện tượng tạo ứng suất và vỡ tấm lợp khi sử dụng.
– Chưa dừng lại ở đó, bạn hãy sử dụng băng keo để bịt hai đầu tấm thì mới có thể tránh hiện tượng tích tụ bẩn hoặc rêu mốc.
Nên chọn mua tấm lợp sáng tại đơn vị nào?
Nếu đang tìm một đơn vị chuyên cung cấp tấm lợp lấy sáng thì DTA DOOR sẽ là một gợi ý dành cho bạn. Hiện đơn vị này đang nằm trong top 10 thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, đơn vị còn có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Chính vì vậy, khi bạn có thắc mắc hay khó khăn cần được giải đáp hãy liên hệ qua số Hotline 0792 488 788. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng về sản phẩm mà chúng tôi mang lại.