Tư Vấn Pháp Luật Về Tranh Chấp Đất Đai Và Các Hướng Giải Quyết – Luật Thiên Mã

Theo dõi Bán Nguyệt trên
Rate this post
AVvXsEizLdFBkcqYSD76m1MaxSzQYS4vifoxyUoZtaIqMC7bH4ACuk wmFXahmaCOK yG7YYRALPo3B654u44mqGjn6OHKGh22lj8Zj8hHqIfd eu0cNm p1ShSNlaB9y1NYaPJjBrjpG7DdhsQNZ1rzVbvv37lOBSFMUXh2yjhVHzIaugePdeQO4uwYLfTa=s16000

Tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai đang là mối quan tâm của rất nhiều người hiện nay. Bởi lẽ luật đất đai là một lĩnh vực rất rộng, đồng thời có sự ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người sở hữu đất. Đặc biệt là khi xảy ra các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai, chủ sở hữu đất nếu không am hiểu về pháp luật đất đai sẽ rất khó để đưa ra được các phương án giải quyết hợp lý để bảo vệ được quyền lợi của chính mình. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra một vài lợi ích khi được tư vấn pháp luật về tranh chấp đất cũng như các thông tin hữu ích liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp đất. Đọc ngay bài viết để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây.

AVvXsEgiqWlz8Awm ZVif wuXujZw2ips8g3PPMG 0SgcJliLgF6vPL8Rgy 4RBTnag1N1EVHs0rpLQEyNRD VSRn4R8YNLazgjpdrvFFYQ WF2RNO oTnic6KbmHZN0w1RshNGVH p

Vì sao cần tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai ?

Khi giá đất càng ngày càng lên cao, những mảnh đất có giá trị dần trở thành trung tâm của mọi bất đồng và sẽ có khá nhiều khó khăn khi giải quyết ổn thỏa tranh chấp. Để hạn chế những tổn thất về công sức, tiền của hay ảnh hưởng bất lợi tới quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì việc chúng ta tìm đến các văn phòng luật uy tín nhờ các luật sư chuyên gia tư vấn là điều cần thiết.

Năm 2019 cũng do xảy ra vấn đề trong tranh chấp đất đai mà bố mẹ để lại một người anh đã dùng dao đâm chết cả gia đình em gây rúng động toàn dư luận. Do sự thiếu hiểu biết về luật đất đai của cả 2 người mà trong quá trình tranh chấp để sở hữu mảnh đất đó đã có rất nhiều tranh cãi để rồi dẫn đến cái chết đầy thương tâm cho gia đình người em. Cho nên nếu bạn không muốn điều đó xảy ra ngay trên chính bản thân mình thì khi gặp khó khăn về các vấn đề liên quan tới đất đai hãy tìm ngay các luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để được tư vấn luật đất đai nhé! Khi bạn gặp các luật sư để tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai bạn sẽ nắm rõ các vấn đề sau:

  • Quyền sử dụng đất
  • Tư vấn chi tiết về quyền – nghĩa vụ người sử dụng đất
  • Thủ tục nhận di sản có liên quan tới đất đai khi có di chúc hoặc không có di chúc
  • Sự khác nhau giữa “tranh chấp đất đai” và các “tranh chấp liên quan đến đất đai”
  • Trình tự giải quyết tranh chấp
  • Có thể hòa giải hay không?
  • Các giấy tờ hồ sơ cần chuẩn bị
  • Thủ tục khiếu nại, khiếu kiện
  • Hiệu lực, thời hạn giải quyết tranh trong tranh chấp
AVvXsEiza3bIaNcC51L wjdxhHXl9SAxgR wT5S6ZH6NBzFPBcsaAFirBAog 7xMac1 baMMEL6fw7hcR0 LXL1CGwKHnRZynzjIRgmXq5GUhaJG4kEvTGGlDTi7E0jvZRV

Các nội dung tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai

Tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất như: Tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất hoặc một số vấn đề khác liên quan đến đất đai như quyền thừa kế, chia tài sản…vv.

Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan tới quyền sử dụng đất

  • Đất giáp ranh giữa họ hàng, chủ sở hữu đất có đất liền kề với nhau
  • Các địa giới hành chính giữa 2 địa phương, thôn, xóm
  • Đòi lại đất đi mượn, ở nhờ
  • Đòi lại đất khai hoang

Tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

  • Tư vấn pháp luật về tranh chấp về quyền, nghĩa vụ trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Tư vấn pháp luật về tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo lãnh quyền sử dụng đất
  • Tư vấn pháp luật về tranh chấp đòi bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất của Nhà nước
  • Tư vấn pháp luật giải quyết tranh chấp trong việc xác định mục đích sử dụng đất quy hoạch của nhà nước

Tư vấn pháp luật giải quyết tranh chấp về các vấn đề khác liên quan đến đất đai

  • Hướng dẫn giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đất đai trong gia đình
  • Hướng dẫn giải quyết tranh chấp phân chia tài sản trước và sau ly hôn là đất đai
  • Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai giữa các đương sự
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai bằng giấy viết tay khi không có công chứng chứng thực
  • Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt
  • Hướng dẫn giải quyết tranh chấp liên quan đến đất rừng, đất lâm nghiệp

Tư vấn pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

  • Tư vấn trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã
  • Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án; thủ tục yêu cầu ủy ban các cấp giải quyết tranh chấp đất đai
  • Tư vấn trình tự, thủ tục khiếu kiện, khiếu nại quyết định hành chính về đất đai
AVvXsEh0JGOV96bE5KZImB1hZ6fBGoHmp6 bsMhBC2t8BRi5ZwtJmSpfBnE3jcptiuL UqVGHYjqPWaElVCF6mPgq9HAe53kL8MaOEF9T8h5uH1Uy50ZUe259jVt S1oB0lJeKlEd2YoqP

Các phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa giải

Căn cứ pháp lý theo điều 202 Luật đất đai 2013 quy định:

“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”


Tiến hành hòa giải

Trước hết khi các bên xảy ra tranh chấp đất đai sẽ tiến hành tự hòa giải khi xảy ra tranh chấp về đất đai để tìm ra phương án giải quyết tối ưu cho các bên nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức.

Trong trường hợp các bên không thể tự hòa giải với nhau thì yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thông qua tổ hòa giải tại cơ sở để nộp đơn giải quyết lên Ủy ban nhân dân cấp xã (UBND cấp xã).

Tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã (UBND cấp xã)

Sau khi nhận được đơn UBND cấp xã sẽ phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.

UBND cấp xã sẽ chỉ tiến hành giải quyết trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai để làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân cấp xã nhận được đơn.

Cuối cùng, kết quả hoà giải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận. Nhưng trong trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND cấp xã có trách nhiệm chuyển kết quả hoà giải lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cao hơn giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

Một điều cần lưu ý đó là trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã, mà một bên không nhất trí thì được giải quyết theo 02 phương án: tiến hành khởi kiện yêu cầu giải quyết tại Tòa án hoặc có thể yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết.

AVvXsEhSgESHDab9LyWnSjIS7DU67x5vrOTA5z0BinSkP3jgkNMeqeJKg5ACIGzxXmdSnC9xSQRpVWr7IlANgv9qrg CkbDSDBFyMMQAzX9p3r84So3dxJ DOYqbMfsAD sm53B4u

Giải quyết tranh chấp đất đai khi hai bên không hòa giải được

Khi tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai đối với trường hợp hai bên không hòa giải được có thể giải quyết bằng biện pháp hành chính hoặc giải quyết thông qua tòa án. Tiến hành cụ thể như sau:

Với trường hợp hai bên hòa giải tại ủy ban nhân dân cấp xã không thành sẽ được xử lý như sau:

Nếu bên tham gia có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp tài sản gắn liền với đất thì sẽ do Tòa án nhân dân tiến hành giải quyết.

Còn trong trường hợp người tham gia không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì chỉ được lựa chọn giải quyết theo 2 hình thức sau đây:

+ Có quyền nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 100.

+ Thực hiện khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trường hợp bên tham gia lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết sẽ được thực hiện như sau:

Trường hợp tranh chấp giữa các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết nhưng không đồng ý quyết định giải quyết thì có thể khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Còn nếu một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều 100 phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Và nếu các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Trường hợp đương sự muốn khởi kiện tại Tòa án có thể tiến hành như sau:

Đương sự tranh chấp đất đai mà có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định như tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp tài sản liên quan tới đất sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết.

Nếu khi xảy ra tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 mà lựa chọn giải quyết bằng khởi kiện thì khởi kiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Lúc này, việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự.

Hồ sơ và trình tự tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai

Trường hợp đương sự tham gia không muốn giải quyết bằng biện pháp hòa giải hoặc hòa giải không được sẽ tiến hành giải quyết theo trình tự bắt buộc như sau:

  1. Thủ tục hòa giải
  2. Thủ tục hành chính
  3. Thủ tục tố tụng

Trước khi bắt đầu tiến hành giải quyết tranh chấp các bên tham gia cần chuẩn bị các loại giấy tờ hồ sơ bao gồm:

+ 1 đơn trình bài chi tiết, ngắn gọn khái quát vấn đề bao gồm:

Đơn trình bày ngắn gọn về nguồn gốc đất, thời gian sử dụng đất (đất khai hoang tự sử dụng hay đất được nhận tặng cho, thừa kế, được nhận chuyển nhượng hoặc được nhận theo quyết định của toà án….). Thường thì thời gian sử dụng đất thể hiện qua bản đồ địa chính các thời kỳ, sổ mục kê, biên lai nộp thuế đất. Ngoài ra trong đơn trình bày còn cần trình bày rõ thời điểm phát sinh ra tranh chấp giữa các bên. Đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ về hợp đồng mua bán, cho thuê cũng như các tài liệu khác liên quan. Và đặc biệt phải bao gồm bản trình bày mong muốn cũng như yêu cầu cụ thể về quyền sử dụng đất khi giải quyết tranh chấp giữa hai bên.

+ Các loại giấy tờ khác gồm:

  • Thủ tục hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế (nếu có)
  • Các loại biên lai nộp tiền thuế sử dụng đất (nếu có)
  • Giấy tờ hoặc bản đồ vẽ hiện trạng thửa đất
  • Có giấy chứng nhận minh chứng quyền sử dụng đất (nếu có)
  • Giấy tờ hoặc biên bản hoà giải do các bên tự lập hoặc UBND xã nơi có đất lập

Trên đây là các loại giấy tờ và hồ sơ cần chuẩn bị nhằm làm cơ sở chứng minh tính hợp lý, hợp pháp của yêu cầu và sẽ được các cơ quan thẩm quyền giải quyết dùng làm tài liệu tham chiếu áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp.

AVvXsEhxG7ridW1gpejMFxCwXxDkZpqofEBK1tjYymk3HZDOSVRtQ5v9KdKvMzD14HfBZu 5Dtzxn8hIGvxwWai EzGn9yJOYQMRJ2x7Id1bDiUryBf1PtjjXg

Dịch vụ luật Thiên Mã tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề đã xử lý qua rất nhiều các vụ án tranh chấp đất đai có tình huống phức tạp, đồng thời với tác phong làm việc chuyên nghiệp xử lý và thông qua các loại giấy tờ một cách nhanh chóng. Do đó khi đến với dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai bạn sẽ được các luật sư giàu kinh nghiệm tại Luật Thiên Mã hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ mọi giấy tờ liên quan chứng minh quyền sử dụng đất và yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

Luật sư tại luật Thiên Mã sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị tài liệu đất đai, trợ giúp thu thập tài liệu (xin bản sao trích lục hồ sơ địa chính…)

  • Hỗ trợ giới thiệu đơn vị đo vẽ đất
  • Luật sư sẽ hỗ trợ xin chỉ giới đường đỏ hoặc thông tin quy hoạch
  • Trợ giúp các bên trong quá trình hòa giải
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tại tòa án đồng thời tham gia tranh tụng tại phiên tòa bảo vệ yêu cầu hợp pháp về quyền sử dụng đất.
  • Trợ giúp công tác thi hành án, nhận bàn giao mặt bằng khi vụ án được giải quyết xong

Hơn nữa, các luật sư cũng sẽ tìm kiếm các đơn vị, tổ chức hay cá nhân có nhu cầu nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền sử dụng đất tranh chấp giúp các bên dễ giải quyết quyền lợi khi tranh chấp.

Như vậy thông qua bài viết này hy vọng bạn đọc đã nắm được cách thức giải quyết cũng như trình tự và những thủ tục hồ sơ cần thiết để giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu có nhu cầu được tư vấn kỹ hơn cũng như nhận được sự hỗ trợ tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai từ luật sư bạn có thể liên hệ ngay các luật sư đất đai của Luật Thiên Mã thông qua số hotline dưới đây.

Thông tin liên hệ tư vấn pháp luật tại Luật Thiên Mã:

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

  • Văn Phòng: Tầng 6 An Phát Building B14/D21 Khu Đô Thị Mới Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
  • Điện Thoại: 09363 80888
  • Email: luatthienma@gmail.com

TP HỒ CHÍ MINH

  • Văn Phòng: Lầu 3, Nhà C17 Đường Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Điện Thoại: 0977 523 155
  • Email: luatthienma@gmail.com